Đang tìm...
 
Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014
11:44 0

Thái độ và cách thức nghe tiếng Anh thế nào là đúng !

Duy có viết một bài gợi ý về trình tự nghe những video trên youtube, giúp các bạn không bối rối khi không biết phải bắt đầu nghe từ đâu, nghe từ những video nào cho phù hợp. Tham khảo Gợi ý trình tự nghe Video tiếng Anh từ Youtube cho bạn. Còn một vấn đề đáng quan tâm là, xác định thái độ, cách thức khi nghe như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất, và sau đây là một số gợi ý cho các bạn tham khảo:

1. Nghe theo tốc độ của người nói đừng cố gắng hiểu ngay.
Khi nghe một video, cố gắng bám theo bài nói như việc bạn chạy đua với người nói vậy. Đừng để đầu ốc ta phải khựng lại khi nghe một từ, hay một cụm từ nào đó mà bạn chưa hiểu ra ngay. Vấn đề nghe và nắm được ý là mục tiêu chính của kỹ năng nghe, đừng ép bạn phải hiểu từng từ một. Trong nhiều trường hợp bạn sẽ hiểu ý của phần trước, sau khi hiểu ý của đoạn liền kề. Một vấn đề nữa là đừng dừng video để nghe lại một đoạn nào đó chưa hiểu theo kiểu bấm (Stop & Play), cứ nghe tiếp như bạn đang ngồi trong hội thảo, hay rạp chiếu phim vậy, đấy mới thực sự là tiếng Anh tự nhiên (Naturally).

2. Đừng dịch sang tiếng Việt trong khi nghe tiếng Anh.
Nhiều người nghe tiếng Anh, dịch sang tiếng Việt trong đầu, sau đó mới nắm được ý của bài nói. Thực sự đây là một thói quen không tốt, nó diễn ra trong đầu của bạn và làm chậm đáng kể khả năng nghe-hiểu của bạn. Hãy nghe tiếng Anh và nắm ý trực tiếp luôn nhé, đừng đi đường vòng nữa. Có bao giờ bạn nghe tiếng Việt rồi dịch sang một ngôn ngữ nào đó, sau đó mới hiểu ý của câu nói ?

3. Nghe không cần hiểu ngay, nhưng không có nghĩa bạn thiếu sự tập trung.
Đừng vừa nghe mà vừa đọc sách, vừa nghe vừa học bài, vừa nghe vừa làm một chuyện nào khác, hay đầu óc mệt mỏi, buồn ngủ mà cố gắng nghe. Nói thật nghe như vậy không hiệu quả đâu, bạn cần phải chú tâm, chứ không cần phải quá nghiêm trọng, căng thẳng. Đoạn nào không hiểu thì nghe lại vài lần, đến khi nào cố gắng mà không thể nghe được hãy xem phần phụ đề, và như vậy xem phụ đề thì các bạn cũng nhớ dai từ đó luôn.

4. Nghe nắm ý, đừng mong hiểu hết 100%.
Nếu bạn nghe một bài nghe có thể hiểu được 80% đến 90% là quá good, nhưng nghe được ở đây đừng hiểu là: bài nói có 100 từ, bạn nghe được 80 đến 90 từ là được. Không phải như vậy, hiểu ở đây là nắm ý, nắm thông điệp mà bài nghe muốn truyền tải.

Đọc thêm bài: Gợi ý cách nghe video tiếng Anh đạt hiệu quả cao.

Chúc bạn thành công !

Quốc Duy.
Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2014
13:29 0

Gợi ý trình tự nghe Video tiếng Anh từ Youtube cho bạn

Ảnh minh họa
Nếu chỉ nói riêng những video dạy học tiếng Anh trên youtube, thì có rất nhiều. Và còn vô số video khác nữa, với vô số chủ đề khác nhau như du lịch, khoa học, phim ảnh, thể thao v.v...Câu hỏi đặt ra là, bạn nên nghe và học từ những video nào trước, video nào sau ? Cách nghe như thế nào ? Làm sao tìm những video tôi cần ?
*Chú ý!* Nghệ thuật phân phối thời gian và chống lại sự nhàm chán khi nghe tiếng Anh (Cuối bài viết này).

Bước 1. Nghe những video dạy từ vựng tiếng Anh.

Mục đích là cũng cố thêm vốn từ vựng cho bạn. Sửa sai những từ bạn đã biết nhưng phát âm chưa đúng. Các video này dùng hình ảnh, hay thiết kế theo các bài hát đơn giản để bạn học từ vựng mới. Bạn nên nghe - rồi nói lặp lại theo nhiều lần, tiêu chí là "mưa lâu thấm đất". Có thể so sánh việc này giống như bạn nghe một bài hát yêu thích nào đó nhiều lần, rồi thuộc lúc nào không hay (khi nghe phát âm lại nhớ nghĩa ngay). Hãy thả lỏng cơ thể, đừng quá căng thẳng, bạn phải cảm thấy thoải mái khi nghe những video này. Hãy tưởng tượng bạn đang thưởng thức một bộ phim hấp dẫn, đừng cố gắng phải hiểu nó ngay từ đầu nhé !, rồi bạn sẽ hiểu sau vài lần xem đi xem lại nó. Một vài video ví dụ:
Chú ý: bạn có thể click vào tiêu đề ở đầu mỗi video để xem trực tiếp trên trang youtube, và xem những video tương tự ở cột phải.

1. Video học từ vựng về màu sắc:


2. Video học từ vựng về loài vật:


3. Những video về vật dụng trong gia đình:


Từ khóa tìm những video tương tự như trên, theo gợi ý của tôi là: 
"topic-key-words + vocabulary for kid", bạn muốn học những từ vựng nói về loài vật, bạn tìm theo chuỗi từ khóa như sau "animals vocabulary for kid", hay về chủ đề màu sắc thì dùng "color vocabulary for kid"

Chú ý: Nghệ thuật phân phối thời gian và chống lại sự nhàm chán khi nghe tiếng Anh (Cuối bài viết này).


Bước 2. Nghe những video với nội dung đơn giản trước. 

Những video này, bạn hầu như có thể đoán nội dung và ý nghĩa một cách dễ dàng. Nói cách khác bạn có thể xem và đoán ý, nghe được trong video càng tốt. Xin chúc mừng bạn, sau một thời gian nghe những video cũng cố từ ở bước một, đây là lúc bạn thử thách mình ở những video với độ khó, đổi lại sẽ có nhiều thú vị hơn, bạn sẽ không còn nhàm chán nữa. Đặc điểm những video trong giai đoạn này sẽ giúp bạn học những câu tiếng Anh đơn giản, thường sử dụng, cảm nhận được ngữ điệu, nhấn âm, đôi khi giúp bạn hiểu thêm nhiều kiến thức thú vị nữa. Một số video gợi ý của tôi trong giai đoạn này là:

1. Học từ những câu chuyện ngắn:


2. Học tiếng anh cơ bản qua 7 ngày:


3. Học từ những lời khuyên hay những tình huống thực tế:


4. Kênh yêu thích của Duy Speak English With Misterduncan:
Nghệ thuật dạy tiếng Anh là đây, thưởng thức 20 video đầu tiên của Misterduncan, sẽ giúp bạn trãi nghiệm vô cùng thú vị về học tiếng Anh. Việc này giúp bạn tiến bộ vượt bậc đấy. This is my best english teacher on internet, he is really great ! He changed my mind about english studying. I hope you enjoy his serial videos like me before. 


Chú ý: Nghệ thuật phân phối thời gian và chống lại sự nhàm chán khi nghe tiếng Anh (Cuối bài viết này).


Bước 3. Nghe những video với chủ đề bạn thích:

Xin chúc mừng các bạn nhé! Bạn đã hoàn tất hơn 50% chặn đường cho mục tiêu "Học tiếng Anh giao tiếp". Đã đến lúc bạn có thể thực hiện những điều yêu thích của mình rồi, "tự do muôn năm". Có thể nghe và hiểu những chương trình mình thích bằng tiếng Anh thì thật sướng phải không nào ? Hãy thưởng thức những video dạy chơi bóng truyền, dạy khiêu vũ, video về du lịch, ẩm thực, hoạt hình .v.v... Nói chung là bất cứ chủ đề (topic) nào, miễn là bạn cảm thấy "yêu". Riêng tôi thích xem kênh Discovery, How it make, Travel channel ... Xem những video bạn thích sẽ giúp bạn đỡ nhàm chán, và dễ tập trung chú ý hơn rất nhiều. Tuy nhiên, bạn không cần phải hiểu hết 100% nội dung video đâu nhé. Gợi ý một số video cho bạn:

1. Học nhảy điệu cha cha cha (my favor also!):


2. Học kỹ năng thuyết trình ( soft skill ):


3. Thưởng thức chương trình phỏng vấn người nổi tiếng của Ellen:


Bước 4. Nghe nâng cao:

Có một ranh giới không lớn lắm giữa bước 3 và bước 4 này. Các bạn nên thường xuyên thực hiện chúng song song, tôi cảm thấy thực sự có sự bổ sung lẫn nhau giữa chúng. Nếu có thể nghe hiểu 80% những video này, tôi đảm bảo rằng bạn cũng có thể nói tiếng Anh khá tốt. Và kỹ năng nghe của bạn rất ok rồi, bạn sẽ cảm thấy nhiều tự tin hơn khi giao tiếp. Nếu có dịp hãy tham gia kỳ thi test anh văn của đại học RMIT (lúc Duy thi tốn 350k phí). Gợi ý 1 số video cho bạn:

1. TED talks: (cung cấp nhiều kiến thức bổ ích):
Chương trình được tài trợ bởi google, nhiều nhà khoa học, diễn giả nổi tiếng thế giới. I love it ! And you ?


2. America's got talent:




Nghệ thuật phân phối thời gian và chống lại sự nhàm chán khi nghe tiếng Anh:
4 bước mà Duy đưa ra bên trên là 1 gợi ý cho các bạn, khi các bạn không biết phải bắt đầu học nghe tiếng Anh từ đâu, bởi youtube là một kho video khổng lồ. Đồng thời cũng là gợi ý giúp các bạn kiểm tra khả năng nghe - hiểu của bản thân, với một lộ trình cụ thể, tránh mất thời gian. Tuy nhiên các bạn hãy hiểu 1 cách mềm dẽo hơn như sau:
  • Hãy chia thời gian học nghe mà bạn quyết định sẽ thực hiện trong 1 ngày làm 2 phần, theo tỷ lệ 5:5, hay 7:3 gì đấy. Chẳng hạn bạn có 1 giờ học nghe mỗi ngày, hãy chia làm hai phần là 30 phút đầu và 30 phút cuối. Để làm gì ?
  • 30 phút đầu hãy tập trung nghe những chuỗi video phù hợp với bạn nhất (chẳng hạn bạn cần nghe để cũng cố từ vựng ở bước 1). Những phút đầu tiên này là lúc bạn có sự tập trung tốt nhất, vì thế nghe và tiếp thu hiệu quả nhất, có thể xem đây là giai đoạn học nghe chủ động của bạn.
  • 30 phút sau để làm gì ? 30 phút sau là giai đoạn bạn nghe bất kỳ những video nào bạn thích, miễn là nghe bằng tiếng Anh, những video này có thể là các video gợi ý trong bước 2,3,4 ... hay bất kỳ chủ đề nào mà bạn thích, bạn cần được thoải mái, vui vẻ. Nghe không cần hiểu hết, chỉ để cảm nhận âm điệu, giọng nói, ngôn ngữ hình thể là Ok. Điều thú vị là bạn sẽ hiểu những video này sau một thời gian nghe lại chúng. Wow! Tôi gọi cách nghe này là nghe thụ động, và tức nhiên bạn sẽ bớt nhàm chán khi phải tập trung nhiều năng lượng trong 30 phút đầu tiên.

Chúc bạn thành công !

Quốc Duy.

13:21 0

Thủ thuật sử dụng Youtube để học tiếng Anh

Youtube được xem là kho lưu trữ video lớn nhất thế giới hiện nay. Youtube được google mua lại và phát triển. Bạn có thể download video, tìm và xem video bạn thích thông qua website này. Bạn hoàn toàn có thể đăng ký một tài khoản tại đây, sau đó upload những video của chính bạn, ngoài ra bạn còn có thể kiếm tiền từ youtube nữa đấy. Tuyệt vời quá phải không nào. Nếu bạn cảm thấy hứng thú, bạn có tìm kiếm thêm thông tin trên Internet, tôi không phân tích sâu trong phạm vi bài viết này. Chủ đề chính tôi muốn đề cập là "Sử dụng youtube để học tiếng Anh".

1. Tìm kiếm những video trên youtube.

Truy cập vào website www.youtube.com. Trong giao diện chính của trang web, gõ từ khóa cần tìm kiếm vào thanh tìm kiểm ở đầu trang. Ví dụ Duy tìm với từ khóa "learning english basic" nhấn Enter, 1 danh sách các video liên quan đến từ khóa tìm kiếm sẽ được youtube hiển thị.

Click để xem ảnh lớn hơn
Hình 1

Các bạn thấy có hơn 14 triệu kết quả. Nếu cảm thấy quá nhiều để chọn lựa, bạn có thể lọc lại danh sách theo nhiều tiêu chí. Để lọc danh sách click vào Filters, một danh sách xổ xuống cho bạn lựa chọn.

Click để xem ảnh lớn hơn
Hình 2

Click vào 1 tùy chọn, ví dụ xếp hạng (Rating), hay chất lượng video (HD) ...Hãy tự mình trãi nghiệm với những tùy chọn khác, bạn sẽ thấy thú vị lắm đấy. Sau đó lựa chọn 1 video bạn thích trong danh sách, click vào video thì một trang web mới hiện ra cho bạn xem video đó, như hình sau:

Click để xem ảnh lớn hơn

Bạn có thể nhìn thấy cột bên tay phải, đó là nơi youtube liệt kê danh sách những video có nội dung tương tự hay cùng chủ đề với video trong cửa sổ chính.

2. Một số nút điều khiển cơ bản.


Click để xem ảnh lớn hơn
Hình 3

Chú ý các nút đã đánh số thứ tự từ 1 đến 8 trong hình trên. Chúng ta sẽ xem xét chức năng của từng nút:
  1. Ngừng (Stop) hay Chơi (Play) video hiện hành.
  2. Tùy chỉnh âm lượng lớn, nhỏ.
  3. Chiều dài video theo phút:giây.
  4. Nút "Watch Later", lưu video này vào danh sách để xem sau (chỉ khi là thành viên youtube).
  5. Nút "Captions" nút này cho bạn xem video với phụ đề theo ngôn ngữ mình muốn. Đây là phần rất quan trọng giúp bạn học tiếng Anh trên youtube hiệu quả đấy.
  6. Nút "Settings" cho bạn xem video ở nhiều chất lượng khác nhau, tuy nhiên tốc độ tải video tùy thuộc vào đường truyền Internet mà bạn đang sử dụng. Bạn sẽ mất thời gian tải nếu xem video ở độ phân giải HD với một đường truyền chậm, nhưng đổi lại chất lượng hình ảnh sẽ tuyệt vời hơn.
  7. Xem video ở khung hình rộng hơn.
  8. Xem video ở chế độ toàn màng hình (Full screen). Nhấn nút "Esc" trên bàn phím để trở lại chế độ xem bình thường.

                3. Xem phụ đề tiếng Việt hay tiếng Anh.

                Điều này thực sự là một ưu điểm rất hay của youtube, giúp nó trở thành lựa chọn số 1 để học tiếng Anh. Cho phép bạn xem video với "phụ đề" gồm nhiều ngôn ngữ khác nhau, dễ dàng chuyển đổi qua lại giữa tiếng Anh và tiếng Việt. Chúng ta phân tích điều này qua hình sau đây.

                Click để xem ảnh lớn hơn
                Hình 4

                Chúng ta nhớ lại nút "Captions" là nút số 5 trong hình 3 mà chúng ta đã xem xét ở bước 2. Nếu nghe một video mà không hiểu, bạn có thể hiển thị phụ đề ngay trong video đó, giống như trường hợp bạn xem phim tiếng Anh với phụ đề tiếng Việt vậy. Bạn có thể chọn hiển thị phụ đề tiếng Anh hay tiếng Việt cũng được.

                3.1 Hiển thị phụ đề tiếng Anh.
                Click nút "Captions" (xem Hình 4), trong menu phụ xuất hiện bạn click danh sách xổ xuống, click vào tùy chọn English trong danh sách. Bạn sẽ thấy trong video xuất hiện phụ đề tiếng Anh như hình sau.

                Click để xem ảnh lớn hơn
                Hình 5

                3.2 Hiển thị phụ đề tiếng Việt.
                Click nút "Captions" (xem Hình 4), trong menu phụ xuất hiện bạn click danh sách xổ xuống, click vào tùy chọn "English >> Vietnamese" trong danh sách. Bạn sẽ thấy trong video xuất hiện phụ đề tiếng Việt.

                Click để xem ảnh lớn hơn
                Hình 6

                3.3 Cửa sổ dịch Transcript.
                Nếu không muốn hiển thị phụ đề tiếng Anh hay Việt trong video. Bạn còn một lựa chọn khác là hiển thị cả bài nói trong cửa sổ "Transcript" ngay bên dưới video bạn đang xem. Nhìn hình minh họa sau:

                Click để xem ảnh lớn hơn
                Hình 7

                Menu phụ cho bạn chuyển đổi qua lại giữa tiếng Anh và tiếng Việt. Tiện ích này giúp bạn kiểm tra khả năng nghe tiếng Anh của bạn, hoặc ghi chép và chú thích lại các từ mới cần học.
                Tham khảo: Học từ vựng theo phương pháp Nghĩa Tròn Vẹn ( full-meaning)

                Chúc bạn thành công !
                Quốc Duy




                10:59 0

                Học từ vựng theo phương pháp Nghĩa Tròn Vẹn ( full-meaning)

                1. Cách học từ vựng thời phổ thông.

                Nhớ lại những năm tháng học tiếng Anh ở trường phổ thông, khi bắt đầu một bài (Unit) mới. Thầy thường ghi những từ vựng mới theo một bảng danh sách gồm các cột như sau:

                Thứ tự | Từ mới | Phiên âm | Từ loại | Nghĩa tiếng Việt

                Sau khi chúng tôi chép vào vở. Thầy sẽ đọc to từng từ một và giải thích nghĩa, rồi cho cả lớp đọc theo để ghi nhớ cách phát âm. Phải thừa nhận, vào thời điểm đó, cơ sở vật chất ở trường tôi học còn nhiều hạn chế. Nên thầy tôi cũng ít khi mang máy hát băng (Casset) lên lớp cho chúng tôi nghe tiếng Anh lắm. Và cách học từ vựng mới này đã theo tôi lên bậc đại học, như là một thói quen.

                Tôi khuyên các bạn đừng học từ vựng mới theo cách này, chấm dứt nó ngay. Vì cách học này tôi xin ví von như câu chuyện Thầy bói xem voi, tức bạn chưa học hết nghĩa tròn vẹn (full-meaning) của một từ, đôi khi bạn ghi nhớ cách phát âm chưa chuẩn và rất khó sửa lại sau này. Thế thì cách học từ mới theo phương pháp full-meaning là như thế nào ?

                2. Cách học từ vựng Nghĩa Tròn Vẹn (full-meaning):


                Trường hợp 1: Học từ vựng chủ động qua video.
                Đây là cách mà tôi khuyên các bạn thực hiện thường xuyên. Vào website youtube. Tìm kiếm một video với chủ đề bạn yêu thích, phù hợp với mình trong khung search.

                Xem thêm: Thủ thuật sử dụng youtube để học tiếng Anh


                Nghe và học từ mới ngay trong khi bạn xem những video này. Nghe đi nghe lại đoạn video chứa từ vựng mà bạn không hiểu. Nếu vẫn nghe không ra click icon Transcript để xem từ tiếng Anh đó. Thực hiện tiếp bước "Cách thức ghi chép từ vựng:" bên dưới.


                Trường hợp 2: Bắt gặp từ vựng mới khi đọc tài liệu.
                Trong trường hợp đọc tài liệu như báo, truyện, sách chuyên ngành bằng tiếng Anh. Bạn bắt gặp một từ vựng mới thì sao ? Tức nhiên bạn phải ghi nó ra sổ tay.

                Cách thức ghi chép từ vựng:
                Khi ghi từ vựng mới ra sổ tay, đừng ghi chỉ riêng từ đó. Hãy ghi toàn bộ một đoạn (paragraph), một câu (sentence), hay ít nhất là một cụm từ (phrase), trong đó có chứa từ vựng mới bạn cần học, đồng thời chú thích từ loại, phiên âm, nghĩa tiếng Việt ngay bên trên và bên dưới từ mới đó. Bằng cách ghi này này bạn sẽ học một từ vựng mới, với nhiều ích lợi mà tôi sẽ liệt kê sau đây:
                •  Biết cách sử dụng từ vựng trong ngữ cảnh cho phù hợp.
                • Ghi nhớ cách phát âm chuẩn xác ngay từ đầu ( video youtube). 
                • Có nhiều từ, nghĩa xác định của nó khi được đặt trong 1 cụm từ, không có nghĩa xác định nếu đứng riêng lẽ. 
                • Lại có những từ vừa là danh từ (Noun), vừa là tính từ (Adjective) hoặc động từ (Adverb) tùy thuộc vào vị trí của nó trong câu. 
                • Cách phát âm 1 từ riêng lẽ đôi khi lại khác cách phát âm của chính nó khi đứng trong 1 câu, một cụm từ nào đó.
                • Cách ghi chép từ mới này giúp bạn rất nhiều trong việc học ngữ pháp nữa đấy.
                • Nhớ thường xuyên ôn lại những từ vựng đã học. Mỗi khi bạn xem lại thì toàn bộ hình ảnh, ngữ cảnh liên quan cũng sẽ tái hiện trong đầu bạn một cách dễ dàng.
                Mẹo giúp bạn nghe phát âm 1 từ vựng tiếng Anh mới:
                Giả dụ bạn không biết cách phát âm của từ "association", trong câu sau:
                A company is an association or collection of individuals, whether natural persons, legal persons, or a mixture of both.
                Truy cập website: http://translate.google.com/.

                Bấm nút English trong ô bên trái, chép hay nhập đoạn văn trên vào. Sau đó click vào biểu tượng hình cái loa, phía dưới bên phải và nghe cách phát âm của từ "association" trong cả đoạn trên. Bạn có thể xóa những từ còn lại, chỉ nghe phát âm của riêng từ "association" này đề so sánh với trường hợp trên.


                Bạn có thể xem phần gợi ý dịch sang tiếng Việt của google ở khung bên phải. Cách dịch của google không phải lúc nào cũng chính xác đâu nhé !


                Chúc bạn thành công !
                Quốc Duy

                09:34 0

                Phương pháp học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả của Mr. Duy

                Mục tiêu: giúp các bạn nghe tốt tiếng Anh, hoàn toàn tự tin giao tiếp với người bản xứ. Và là nền tảng vững chắc cho sự tiến bộ lâu dài.
                Yêu cầu: một máy tính có kết nối Internet, biết sử dụng website youtube.com và một số dịch vụ miễn phí khác của google.
                Đối tượng: tất cả các bạn yêu thích học tiếng Anh giao tiếp, không quan tâm lứa tuổi, những người không có điều kiện tài chính cũng như thời gian. Không phù hợp cho người học tiếng Anh để có điểm cao ở trường đâu nhé !.
                Thời gian: trong vòng 6 tháng, hoặc nhanh hơn, và các bạn có thể cảm nhận sự tiến bộ rõ rệt.

                1. Xem và nghe video tiếng Anh trên website www.youtube.com.

                Hãy quan sát quá trình một đứa trẻ học tiếng Mẹ đẻ như sau:
                1. Nghe => 2. Nói => 3. Đọc => 4. Viết
                Bạn có bao giờ ngẫm nghĩ về điều này chưa ? Tôi tin chắc rằng, các bạn cũng học tiếng Việt theo trình tự như vậy. Vậy Nghe là kỹ năng nên được ưu tiên số một, khi học một ngôn ngữ không ? Để trả lời cho câu hỏi này, tôi xin đặt ra một trường hợp ngược lại. Có người nào Nói được tiếng Anh, Đọc được tiếng Anh, Viết được tiếng Anh nhưng Nghe không hiểu tiếng Anh ? Tôi xin khẳng định là có 100% và chính tôi là người đầu tiên trong nhóm đó. Một sự thật đáng buồn khi vẫn còn nhiều học sinh, sinh viên, thậm chí giáo viên dạy ngoại ngữ ở Việt Nam, Nghe không hiểu tiếng Anh trong quá trình giao tiếp. Tôi không muốn bàn luận sâu về việc giáo dục ngoại ngữ ở các trường phổ thông của Việt Nam, tôi nhất mạnh điều này như là một kinh nghiệm xương máu, rút ra trong quá trình học tiếng Anh của bản thân.

                Xin chia sẽ câu chuyện của tôi như sau. Tôi đã từng đạt 9.8/10 điểm trung bình môn Anh văn khi còn học cấp hai. Nhưng tôi đã "toát mồ hôi hột" khi nói chuyện với người nước ngoài, không muốn nói là hầu như không đối thoại được với họ. Tôi đã tự hỏi "tại sao vậy ?" Hình như họ nói quá nhanh ? Những từ họ sử dụng, tôi chưa được học ở trường ? .  Ôi chao! tôi thực sự "buồn" cho chính bản thân tôi, mãi đến khi tôi tìm ra câu trả lời cho vấn đề này, lúc đó tôi đã đậu vào đại học ở Sài gòn. Các bạn có bị rơi vào tình huống như tôi không? Hy vọng là không. Vậy bài học của tôi là "hãy khởi đầu việc học tiếng Anh bằng cách Nghe, và nghe tiếng Anh như một đứa trẻ học tiếng Mẹ đẻ".

                Vậy nếu luyện Nghe tiếng Anh trước, thì vốn từ vựng (Vocabulary) đâu mà nghe ? Một câu hỏi rất hay, khiến nhiều người đồng tình. Nếu bạn cũng đồng ý với câu trả lời này. Xin phép cho tôi hỏi bạn một câu rằng:  "7 năm học tiếng Anh ở trường phổ thông, với một lượng lớn từ vựng được tích lũy. Bạn có tự tin, bạn Nghe hiểu được tiếng Anh khi giao tiếp với người nước ngoài ?". Vậy thì, nghịch lý này là do đâu ?. Thật đơn giản, đó chính là: Chúng ta cố học từ vựng nhiều, nhưng chưa học từ vựng đúng cách. Cùng với một niềm tin sắt đá, nếu học càng nhiều từ vựng thì tôi càng giỏi tiếng Anh. Sau đây là bài viết Học từ vựng theo phương pháp nghĩa tròn vẹn (full-meaning), sẽ giúp bạn tìm ra lời giải cho vấn đề trên. Từ vựng cần thiết để bạn Nghe tốt , hoàn toàn có thể học bằng cách Nghe từ những video đơn giản trước. 

                Học từ vựng thông qua nghe video tiếng Anh, giúp bạn tích lũy được những từ vựng mới thường được sử dụng nhất.
                Đây thực sự là cách học ngôn ngữ khoa học, nó giúp bạn không phải tốn quá nhiều thời gian, sức lực học những từ vựng không cần thiết, ít khi sử dụng. Bộ não của bạn sẽ tập trung ghi nhớ những từ cần thiết nhất, thường được sử dụng nhất. Bạn biết không, một người bản xứ nói tiếng Anh giỏi, cũng chỉ phải ghi nhớ vài ngàn từ mà thôi, bạn không cần thuộc cả một quyển từ điển tiếng Anh dày hơn 500 ngàn từ đâu. Nhiều người cho rằng : người học giỏi tiếng Anh phải là người có trí nhớ tốt, ghi nhớ được nhiều từ vựng. Theo tôi "trí nhớ tốt" là một ưu thế chứ không phải là yếu tố quyết định giúp một người học giỏi tiếng Anh. Vì học thuộc nghĩa một từ vựng tiếng Anh thì dễ, nhưng nhớ cách phát âm, biết cách sử dụng nó như thế nào cho nhanh, cho phù hợp lại là một vấn đề khác.

                Trong quá trình sử dụng tiếng Việt hằng ngày, cách nhấn âm, thái độ người nói, sắc thái tình cảm khi nói, điệu bộ cơ thể (body language) và việc dùng các từ địa phương, đều có những tác động khác nhau đến ý nghĩa của quá trình giao tiếp. Lấy ví du, 3 miền Bắc, Trung, Nam Việt Nam, cùng sử dụng tiếng Việt nhưng giọng điệu cũng đặc trưng theo từng miền. Một thực tế nữa, trong giao tiếp sử dụng tiếng Anh, bạn không chỉ nói tiếng Anh với người Anh, người Mỹ, hay người Úc mà còn nói tiếng Anh với người Ấn độ, Thailan. Họ không nói cùng một chất giọng đâu nhé. Rất nhiều người Singapore họ vừa có thể nói tiếng Hoa và cũng nói được tiếng Anh nữa. Tuy nhiêu mỗi khi họ nói tiếng Anh, thì dường như vẫn còn pha lẫn những âm của tiếng Hoa vào, làm nhiều người cảm thấy khó nghe. Và nếu bạn cũng quan tâm, và tìm hướng khắc phục vấn đề này thì youtube lại là lựa chọn thích hợp. Youtube giúp bạn có thể nghe tiếng Anh từ những người ở nhiều quốc gia khác nhau, vì có nhiều người ở nhiều nước khác nhau upload những video của họ lên youtube. Không những thế Youtube còn là một kho video rất nhiều chủ đề phong phú, từ film ảnh, nấu ăn, dạy tiếng Anh ... mà bạn có nghe cả đời cũng không hết. Hãy đọc thêm bài viết Thủ thuật sử dụng Youtube để học tiếng Anh. Bài viết mà tôi đã viết riêng để giải đáp những câu hỏi, tương tự như:

                Nghe video gì cho phù hợp với trình độ của tôi ?
                Gợi ý trình tự nghe Video tiếng Anh từ Youtube cho bạn.
                Nghe như thế nào cho hiệu quả ?
                Nghe bao lâu trong ngày, thì tiếng Anh của tôi mới tiến bộ ?
                ...

                2. Quên đi sách ngữ pháp.

                Bạn đã học ngữ pháp bao nhiêu năm ở trường phổ thông rồi ? Bạn đã giao tiếp lưu loát tiếng Anh chưa ? Nếu câu trả lời là chưa, bạn nên tạm quên ngay việc học ngữ pháp đi nhé. Nói như thế không có nghĩa là "phủ nhận sạch trơn" vai trò của ngữ pháp. Mà điểm chính tôi muốn nhấn mạnh đó chính là, nếu tập trung vào nghe, nghe và nghe... tiếng Anh càng nhiều, thì ngữ pháp của bạn sẽ tự động hoàn thiện ngay trong quá trình nghe. Nếu bạn chưa tin thì bản thân tôi là một ví dụ. Tôi gọi cách học ngữ pháp này là "Ma thuật", bởi tôi thấy hiệu quả nhanh, nhưng không biết giải thích như thế nào. Nhiều khi ngồi nghe video tiếng Anh bổng dưng tôi "Ngộ" ra một điểm ngữ pháp thú vị nào đó, nhiều lúc la to "Thì ra là thế", làm mọi người xung quanh nhìn tôi với đôi mắt ... đẹp!. Thấy cũng lạ, tôi chỉ biết đọc biết viết khi vào lớp 1, và học ngữ văn khi vào lớp 3, mãi đến lớp 6 tôi mới học ngữ pháp tiếng Việt. Tuy nhiên tôi đã biết sử dụng tiếng việt, để giao tiếp với mọi người khi tôi được 3 hay 4 tuổi gì đấy. Vậy học nhiều ngữ pháp tiếng Anh trong sách ngữ pháp sẽ giúp bạn nghe và nói tiếng Anh lưu loát chăng ?

                Một vấn đề nữa, biết quá nhiều ngữ pháp làm bạn sợ sai,  khi muốn nói tiếng Anh đấy! Biết quá nhiều ngữ pháp sẽ làm chậm đi phản xạ nói của bạn nữa. Nhiều bạn muốn nói một câu tiếng Anh, lại tự hỏi dùng thì gì cho đúng? Chia động từ sao đây ?... Vậy thì làm sao họ nói tiếng Anh lưu loát được chứ. Xem xét với trường hợp tiếng Việt. Trước khi nói một câu tiếng Việt, bạn có bao giờ phải bậm tâm đến việc chia động từ, cấu trúc câu không ?  Dường như nó diễn ra rất nhanh trong đầu bạn, bạn nghe và ngay sau đó câu trả lời vọt ra khỏi miệng rất nhanh chóng. Quá trình này như một phản xạ tự nhiên, hết sức bình thường đến mức, bạn và tôi không muốn giải thích tại sao lại như vậy ?

                Học ngữ pháp thật nhiều nếu bạn muốn đi phân tích một ngôn ngữ, trở thành nhà văn, hơn là học cách sử dụng nó để giao tiếp. Học ngữ pháp quá nhiều, sẽ làm chậm đi phản xạ nói của bạn. Bạn nói tiếng Anh giao tiếp sẽ mất tự nhiên. Vậy thì hãy dừng ngay vịệc học cầm sách ngữ pháp (grammar) mà học, hay học trong sách giáo khoa tiếng Anh. Thay vào đó, hãy dành thời gian quý giá cho việc nghe video tiếng Anh, ngữ pháp tiếng Anh của bạn sẽ hoàn thiện một cách tự động. :)


                3. Học ngôn ngữ giao tiếp, phải rèn luyện phản xạ.

                Hãy tin tôi, học bất kỳ một ngôn ngữ nào nhằm mục đích "giao tiếp", ngay cả tiếng mẹ đẻ đi nữa, thì rèn luyện phản xạ là rất quan trọng. Nói ngắn gọn về "phản xạ" là khả năng phản ứng hầu như tức thời trước một tác động nào đó. Quá trình rèn luyện phản xạ là phải lặp đi lặp lại một hành động nhiều lần, nhiều đến mức nó trở thành thói quen, và bạn không tốn quá nhiều sức lực, thời gian để thực hiện nó. Một ví dụ vui là: bạn có bao giờ tự hỏi, tôi đã xỏ tay trái hay tay phải vào trước, nếu muốn mặc áo ? Hay bạn có phải vò đầu, toát mồ hồi, lúng túng, tim đập loạn xạ, khi nói chuyện tiếng Việt với người Việt ?. Bản thân chúng ta đã rèn luyện phản xạ nghe, nói tiếng Việt như thế nào? Lúc còn nhỏ, lắng nghe Ba, Mẹ và những người xung quanh nói chuyện với chúng ta. Ban đầu bạn chỉ biết nghe. Bạn ghi nhớ âm thanh,  lời nói gắn liền với những hàng động cụ thể. Chẳng hạn khi Mẹ cho ta ăn, kèm theo hành động cho ăn là nói "mum, mum hay ăn". Tức nhiên công việc này diễn ra nhiều lần, nhiều ngày, lặp đi lặp lại. Và bộ não của bạn học được một từ mới, với tất cả ý nghĩa về âm thanh, hành động ... đó là "ăn". Chúng ta tích lũy nhiều dần, qua năm tháng những từ mới, cụm từ mới, câu nói..., theo cách tương tự như vậy cho đến khi chúng ta tập nói và biết đối thoại.

                Vậy hãy học tiếng Anh theo phương pháp phản xạ như đứa bé nhé, tuy nhiên bạn sẽ rút ngắn quá trình học đi rất nhiều. Vì bạn đã tích lũy một lượng lớn kiến thức, hệ thống các khái niệm, ngữ nghĩa, khi học tiếng Việt rồi. Ngoài ra việc thực hành nghe tiếng Anh của bạn còn chủ động hơn nhiều so với cách đứa bé học. Bạn có thể nghe video mình thích, nghe nhiều lần hơn nếu cần hoặc bỏ qua ... Vì thế bạn có thể tiến bộ rất nhanh chóng. Thật tuyệt vời !

                Trong tình huống giao tiếp thực tế, bạn sẽ không có nhiều thời gian để suy nghĩ "tôi phải nói 1 câu như thế nào". Nó diễn ra quá nhanh, nhanh đến mức nó phải trở thành một phản xạ nghe vào và nói ra tức thì. Một vấn đề nữa là: bạn không thể nào đoán trước người đối diện sẽ hỏi bạn câu gì ? họ sẽ dùng từ vựng nào ?, họ sẽ phát âm ra sao? trình độ của người nói ra sao ? Hay cứ yêu cầu họ cứ lặp lại mãi một câu nào đó mà bạn không hiểu (Repeat please !). Nên bạn phải nghe nhiều video càng tốt, nghe từ nhiều người khác nhau nói tiếng Anh càng tốt. Luyện phản xạ nghe được xem là quan trọng, bởi vì khi lắng nghe người khác nói, chúng ta bị động. Nếu bạn nghe mà không hiểu người đối diện nói gì thì bạn biết trả lời sao đây ? Cho dù bạn có nói hay cách mấy, phát âm chuẩn cách mấy đi nữa. Ngược lại, nếu bạn nói không giỏi, không biết nhiều từ, khả năng diễn đạt kém nhưng lại hiểu và bắt kịp ý của người đối diện, bạn có thể trả lời họ bằng nhiều cách diễn đạt ý khác nhau, dùng những từ vựng mà bạn biết để diễn đạt ý hay thậm chí dùng ngôn ngữ hình thể (body language). Thông thường, một người nào đó có thể luyện được khả năng nghe tiếng Anh tốt, thì khả năng nói và diễn đạt bằng tiếng Anh của họ cũng giỏi theo.

                Bạn sẽ hỏi tôi, " Duy này, làm sao để rèn luyện phản xạ Nghe - Nói ?". Câu trả lời là: không còn cách nào khác là thực hành Nghe - Nói càng nhiều càng tốt. Nếu bạn có điều kiện đi học nước ngoài thì quá tuyệt vời phải không nào, hoặc có điều kiện về thời gian và tài chính theo học tại các trung tâm Anh ngữ "Cao cấp" thì không nói để làm gì. Tuy nhiên, tình huống của chúng ta là tự học để tiết kiệm, nhưng vẫn rèn luyện được khả năng giao tiếp tốt bằng tiếng Anh. Đó là một trong những lý do, tại sao tôi đưa ra nguyên tắc đầu tiên "Nghe và xem các Video bằng tiếng Anh trên website Youtube". Sau đó cố gắng lặp lại những gì bạn nghe, hay tự nói chuyện bằng tiếng Anh, như thể bạn đang hội thoại với ai đó vậy. Nghe - lặp lại, Nghe - tự trả lời bằng tiếng Anh.

                4. Quy luật 4 trong 1.

                Chắc chắn nhiều bạn đã biết, muốn học giỏi tiếng Anh phải thông thạo cả 4 kỹ năng, đó là: Nghe (Listening); Nói (Speaking); Đọc (Reading) và Viết (Writing). Nhiều bạn khi học lại tách biệt chúng ra mà không nghĩ rằng chúng có mối quan hệ chặt chẽ và mật thiết. Dĩ nhiên 4 kỹ năng này vẫn có những quy luật riêng của nó, nếu như bạn muốn học chuyên sâu. Rằng, có một phương pháp học nào, hội tụ cả 4 kỹ năng này không ? và kỹ năng nào là quan trọng nhất ?. Trong bốn kỹ năng trên thì "Nghe", theo Duy là quan trọng nhất, nghe tốt thậm chí còn giúp bạn hoàn thiện nhanh 3 kỹ năng còn lại nữa đấy. Duy xin đưa ra 2 ví dụ minh họa sau đây:

                Ví dụ 1: Bạn có thấy một người bị Điếc (xin lỗi ...), có thể nói được tiếng Mẹ đẻ như một người bình thường không ? ..... Một người Điếc không thể nghe âm thanh và trong đầu họ không xây dựng được một hệ thống khái niệm về âm thanh, vì thế mà họ cũng không thể Nói được như một người bình thường. Con người gần như có thể phát âm lại chính xác những âm thanh mà họ nghe được từ người khác nói nhiều lần.

                Ví dụ 2: Hãy quan sát những đứa trẻ (Baby) học nói. Khi mới sinh ra chúng chỉ nhìn, và lắng nghe những người xung quanh nói. Nhưng lạ kỳ thay, sau một thời gian chúng biết nói bập bẹ 1 từ, rồi 2 từ cùng lúc và dần dần là một câu hoàn chỉnh, một số bé còn hát nhạc Xuân Mai nữa !. 

                Trước khi vào lớp 1 những em bé thậm chí chưa biết đọc, biết viết, chúng chỉ nghe và nói, giao tiếp được.  Nhưng sau đó 2 kỹ năng đọc và viết này hoàn thiện rất nhanh.Vậy hãy tôn trọng quy trình tự nhiên của ngôn ngữ là Nghe (Listening) => Nói (Speaking) =>Đọc (Reading) => Viết (Writing). Và Nghe là kỹ năng quan trọng hàng đầu khi học một ngôn ngữ nhằm mục đích giao tiếp. Nghe hội tụ cả 3 kỹ năng còn lại. Dành chút thời gian để suy nghĩ về việc học tiêng Anh 4 trong 1 như sau:
                • Rèn luyện khả năng nghe (Listening) tiếng Anh bằng cách nghe những video tiếng Anh.
                • Rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh bằng cách nghe và tự lặp lại những video tiếng Anh.
                • Rèn luyện ngữ pháp viết (writing) bằng cách nghe video dạy viết bằng tiếng Anh.
                • Nâng cao kỹ năng đọc hiểu (Reading) cũng bằng cách nghe những video dạy đọc hiểu song song với việc thực hành việc đọc hiểu tiếng Anh.

                5. Tính kỹ luật.

                Nếu bạn đã đọc xong 4 quy tắc mà tôi đưa ra ở trên, thì xin chúc mừng bạn. Tôi mong rằng nó mang đến những điều bổ ích cho bạn trong việc học tiếng Anh. Tuy nhiên, như thế vẫn chưa đủ để bạn thành công với mục tiêu "Tôi có thể giao tiếp tiếng Anh lưu loát". Nếu bạn thấy hứng thú, và có niền tin, hãy thực hành Nghe video tiếng Anh ngay. Vấn đề bây giờ là thời gian, sự kiên trì và lòng quyết tâm của chính bạn. Bạn nên duy trì, thực hành nghe càng nhiều càng tốt, nghe càng thường xuyên càng tiến bộ nhanh.
                Gợi ý trình tự nghe Video tiếng Anh từ Youtube cho bạn.

                Tinh thần học tập, sự kiên trì, bản lĩnh và lòng quyết tâm có vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hương rất lớn đến sự thành công của bạn. Đừng để những chương trình tivi, facebook, game... tiêu tốn nhiều thời gian của bạn, hãy dành thời gian quý giá đó để học tập tiếng Anh. Không ít bạn cảm thấy chán nản rồi bỏ cuộc, cố gắng kiên định mục tiêu, sự tiến bộ sau những nỗ lực học tập sẽ giúp bạn có thêm niềm tin, phấn khởi để tiếp tục chặn đường.

                Tôi đã thành công khi học giao tiếp tiếng Anh theo phương pháp trên. Tôi tin chắc bạn cũng sẽ làm được như tôi. Đừng ngần ngại email cho tôi, những câu hỏi bạn cần giải đáp. Càng vui hơn khi nhận được ý kiến đóng góp và phê bình chân thành từ các bạn gần xa.
                Chúc bạn thành công !.

                Quốc Duy

                03:24 0

                Như thế nào được gọi là người học giỏi tiếng Anh ?

                Nếu search google với cụm từ "như thế nào là người học giỏi tiếng anh" có 12,800,000 kết quả nhưng không có bài viết nào, đề cập trực tiếp đến chủ đề này. Tôi cảm thấy làm ngạc nhiên, khi có nhiều người muốn học giỏi tiếng Anh, nhưng ít ai tự hỏi "chân dung của một người giỏi tiếng Anh như thế nào ?". Sau đây là một vài chân dung về người học giỏi tiếng Anh mà Duy đưa ra cho các bạn tham khảo.

                1. Thuộc nhiều từ vựng, giỏi ngữ pháp.
                Nhớ ngày xưa, thời còn ngồi trên ghế nhà trường. Nếu tôi nhớ không nhầm là vào những năm cấp II. Tôi thực sự thần tượng các cô bạn gái học giỏi tiếng Anh lắm. Bởi các bạn ấy học từ vựng (vocabulary) rất nhanh thuộc, ngữ pháp thì khỏi chê luôn. Các bạn ấy thông thạo các thì như Hiện tại đơn (Simple present tense), Quá khứ đơn (Simple pass tense), thường xuyên phát biểu trong giờ học tiếng Anh, nhất là làm bài kiểm tra thì điểm cao chót vót. Còn tôi thì ì ạch, vất vả với môn tiếng Anh lắm, mặc dù cũng thích học môn này.

                2. Thông thạo 4 kỹ năng Nghe, Nói,  Đọc, Viết.
                Thật tuyệt vời phải không nào. Hãy tưởng tượng một người học tiếng Anh như là một ngôn ngữ thứ hai (Second language) - tức không phải tiếng mẹ đẻ (Mother language), nhưng lại có khả năng Nghe (Listening), Nói (Speaking), Đọc (Reading), Viết (Writting) tiếng Anh một cách lưu loát như người bản xứ. Họ dễ dàng thưởng thức chương trình Discover Chanel trên tivi hay kênh tài chính Bloomberg mà không cần phụ đề, đọc tin tức trên BBC vào mỗi sáng. Bận rộn gửi đi một email cho một đối tác ở nước ngoài, sau đó gọi điện thoại mời đồng nghiệp là cô Cindy hẹn đi ăn trưa. Đi dạo phố thì gặp ông Tây balo hỏi đường - nhân tiện hỏi thăm sức khỏe Obama ra sao ? :). Những người này chắc phải là một CEO của 1 công ty nước ngoài nào đó hay một giáo viên dạy tiếng Anh cho trường Việt Mỹ - VUS. Họ đã từng du học nhiều năm tại Úc, Mỹ ...

                3. Giao tiếp nghe - nói lưu loát với người nước ngoài.
                Có những người nghe, nói tiếng Anh lưu loát bất kể người đối thoại với họ là người bản xứ Anh, Mỹ.. hay người sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai. Hãy xem video này nhé!


                Cụ tên Bill, cụ nói tiếng Anh như thế là do học thông qua xem phim Mỹ. Bạn có muốn mình giỏi tiếng Anh như cụ không ? Cụ không có cơ hội đi học tiếng Anh như nhiều người.

                4. Giỏi tiếng Anh là phải thi đỗ chứng chỉ quốc tế như IELTS, TOEFL.
                Đây là mục tiêu mà nhiều bạn học tiếng Anh muốn đạt đến. Học tiếng Anh giỏi thì phải thi đậu các chứng chỉ quôc tế, đây là điều dương nhiên khỏi phải bàn cải. Nhiều bạn muốn đi du học, hay xin học bổng thì phải thi các chứng chỉ này. Có các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, sẽ giúp các bạn tự tin hơn về khả năng của mình. Giúp các bạn nộp đơn xin học bổng hay việc làm thuận lợi hơn.

                Tuy nhiên có không ít các bạn đã có các chứng chỉ này, nhưng sau một thời gian không sử dụng tiếng Anh. Nhiều bạn giao tiếp khó khăn, thiếu tự tin vì họ "quên". Vì thế bạn cần phải "văn ôn, võ luyện", phải luôn học hỏi, trau dồi trình độ tiếng Anh của mình bạn nhé !

                5. Quan niệm một người giỏi tiếng Anh của Mr. Duy
                Quan điểm về "Như thế nào được gọi là người học giỏi tiếng Anh ?" thật phong phú phài không các bạn. Các bạn cũng nên xây dựng chân dung về một người giỏi tiếng Anh thật cụ thể, thông quá đó các bạn có một mục tiêu để phấn đấu. Còn riêng quan niệm của Duy về "Một người giỏi tiếng Anh" là người phải có khả năng nghe, nói tiếng Anh tốt, không chỉ với người bản xứ (Anh, Mỹ, Úc ...) mà cả những người khác, sử dụng tiếng Anh như là một ngôn ngữ thứ hai của họ (người Singapore, người Hàn quốc ... ). Điều quan trọng là họ phải là người có tinh thần cầu tiến, không ngừng trau dồi học hỏi, nhằm nâng cao và duy trì khả năng sử dụng tiếng Anh của bản thân.

                Chúc bạn thành công !
                Quốc Duy

                Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014
                01:23 0

                Bạn nghĩ gì về việc học tiếng Anh ?

                Quả thật Internet là một phép màu trong thế giới hiện đại, khi có thể kết nối con người ở khắp mọi nơi và trở thành môi trường chia sẽ thông tin tuyệt vời. Nhân tiện cũng không quên cám ơn người thầy vĩ đại google, có thể giải đáp hầu như mọi câu hỏi của người dùng internet. Không những thế google còn cung cấp nhiều dịch vụ hay, chất lượng cao như mail, drive, docs, blogspot... hoàn toàn miễn phí. Hình như Duy phấn khích quá nên lạc đề thì phải. Ah, nhớ rồi mình đang đặt câu hỏi cho các bạn "Bạn nghĩ gì về việc học tiếng anh ?". Thôi thì trong thời gian chờ đợi câu trả lời từ các bạn, cho Duy thêm vài giây "Tám" cho sướng...
                .......... các bạn có ý kiến thì vui lòng để lại lời nhắn (comments), cuối bài viết nhe!.

                Câu hỏi này...Theo Duy thì bao quát quá, không biết phải trả lời sao nữa. Thật ra thì Duy không biết phải bắt đầu từ đâu nên đặt bừa câu hỏi cho có cái để viết ( thiên hạ gọi là Brainstorm). Lần đầu tiên viết Blog khó thiệt, "Tôi văn không hay, tôi học thì cũng dỡ". Nếu phát hiện lỗi chính tả thì cũng nhớ comment Duy sửa nhe các bạn.

                 Duy đã thực hiện một nghiên cứu thị trường nho nhỏ trên google search và có được kết quả như sau:

                "tiếng anh cho trẻ em" => 21,700,000 kết quả.

                "tiếng anh cho người lớn" => 5,430,000 
                kết quả.

                "tiếng anh cho người đi làm" => 28,200,000 
                kết quả.

                "tiếng anh cho nông dân" => 6,010,000 
                kết quả.

                Nhìn vào kết quả tìm kiếm cho thấy: có nhiều người Việt quan tâm đến tiếng Anh, nhất là người đi làm.
                Theo Duy nghĩ thì học tiếng Anh trong thời đại hiện này là "hết sức cần thiết". Khi bạn giỏi tiếng Anh, nó sẽ trở thành công cụ đắc lực, hỗ trợ các bạn trong việc nghiên cứu trên Internet, tìm việc lương cao, mở rộng mối quan hệ với bạn bè quốc tế... và nhiều lý do khác nữa.

                Nói vậy cũng nói hả trời ? Biết rồi, khổ lắm nói mãi. Vấn đề là học Anh văn như thế nào cho thật hiệu quả kia kìa ? Làm sao để đo lường được mức độ hiệu quả của một "phương pháp học tiếng Anh" nào đó ?. Rồi học ở trung tâm nào ? Sách gì ? Học với ai ? Chi phí tài chính, thời gian... Tới đây thì thiệt là rối rắm, lang man quá. Thôi thì đành chia nhỏ vấn đề (issues) ra, rồi giải quyết từng vấn đề một vậy (step by step).
                1. Như thế nào được gọi là người học giỏi tiếng Anh ?
                2. Đâu là phương pháp học tiếng Anh hiệu quả ?
                3. Cần bao lâu để học giỏi tiếng Anh ?
                  ...
                Tiếng Anh suy cho cùng cũng chỉ là một ngôn ngữ trên thế giới. Mà mục đích chính yếu của một ngôn ngữ là để giao tiếp, để con người trao đổi thông tin. Tuy nhiên tiếng Anh có một khác biệt khiến nó trở nên đặc biệt hơn các ngôn ngữ khác, đó là "Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến trên thế giới" hay nói khác hơn là có nhiều quốc gia trên thế giới dùng nó để làm phương tiện trao đổi thông tin. Chính vì là một ngôn ngữ phổ biến nên có rất nhiều nguồn tài liệu (resources) như: sách (books), phần mềm (softwares), nguồn "truyền thông đa phương tiện" khác (media)... thậm chí là một trang web (website) cũng thường được viết hay dịch sang tiếng Anh, thậm chí đi xin việc làm thì biết sử dụng tiếng Anh cũng là một lợi thế. Ước gì tiếng Việt là một ngôn ngữ phổ biến trên thế giới (If ...), để chúng ta không phải tốn công học tiếng Anh => tập trung nghiên cứu tiếng "Em" :) .

                Việc có quá nhiều nguồn tư liệu bằng tiếng Anh như vậy, giúp cho những người biết sử dụng ngôn ngữ này, có một lợi thế rất lớn trong nghiên cứu. Cụ thể là tìm kiếm thông tin, tài liệu liên quan đến đề tài, vấn đề họ muốn giải quyết. Sau một thời gian sử dụng tiếng Anh trong học tập và nghiên cứu ..., bản thân Duy đúc kết một điều là: "Bạn có thể tự học bất cứ thứ gì nếu như bạn giỏi tiếng Anh + kỹ năng khai thác thầy google". Thậm chí nếu bạn muốn tìm trên google "How to make underwear ?", có hơn 180.000.000 (180 triệu) kết quả tìm kiếm được trả về. Bạn thử tự tìm bằng tiếng Việt xem thế nào nhé !.

                Nói tuy dài dòng nhưng tóm lại, hãy nhìn nhận tiếng Anh là một công cụ (tool) để giao tiếp, một công cụ để nghiên cứu, một lợi thế cạnh tranh khi bạn xin việc mà thôi. Đừng xem tiếng Anh là gì đó ghê gớm, đừng quá đặt nặng việc "tôi phải giỏi tiếng Anh như người Mỹ, tôi phải học tiếng Anh dù bất cứ giá nào, tiếng Anh đối với tôi là vô cùng quan trọng". Việc nhìn nhận "tiếng Anh cũng chỉ là một ngôn ngữ giao tiếp" sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, nhẹ nhàng hơn khi học tiếng Anh, vì mục đích của giao tiếp là "trao đổi thông tin, là để hiểu nhau", chứ không phải để chứng tỏ rằng: tôi nói tiếng Anh chuẩn hơn Bạn, tôi có thể dùng tiếng Anh như người bản xứ, tôi có nhiều chứng chỉ tiếng Anh hơn Bạn. Chắc hẳn các bạn có nghe đâu đó "Phong ba bảo táp, không bằng ngữ pháp Việt Nam" => Người Anh, người Mỹ mà học tiếng Việt chắc gì đã giỏi hơn người Việt học tiếng Anh. Cái này nói ví von cho vui thôi !

                Có bao giờ bạn tự hỏi rằng "Tôi có thể tự học giỏi tiếng Anh ?". Nghĩa là bạn không phải tốn tiền để học tiếng Anh tại các trung tâm anh Ngữ, thay vào đó bạn học tiếng Anh tại nhà qua sách, qua Internet hay đến sinh hoạt tại các câu lạc bộ Anh ngữ chẳng hạn. Điều này là hoàn toàn có thể thực hiện được, tuy nhiên nó đòi hỏi bạn phải có một phương pháp học đúng đắng, sự quyết tâm cao và lòng kiên nhẫn lớn. Bản thân Duy đã theo đuổi cách học này và tạm gọi là thành công trong việc học tiếng Anh => Học giỏi tiếng Anh theo quan điểm của Quốc Duy là ? Sau quá trình tự học tiếng Anh khổ luyện như vậy, và được nhiều bạn bè yêu cầu rằng "Duy này, bạn có thể chia sẽ bí quyết cách học tiếng Anh sao cho hiệu quả không ?". Sau nhiều lần như vậy Duy quyết định bỏ thời gian để xây dựng một phương pháp học tiếng Anh, tạm gọi là => Học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả theo phương pháp của Mr. Duy. Với hy vọng giúp các bạn tự học tiếng Anh một cách hiệu quả nhanh, tiết kiệm chi phí, thoải mái đặc biệt là các bạn đang đi làm việc.

                Trước khi kết thúc bài viết này. Xin nhấn mạnh một vài ý chính sau đây:

                • Học tiếng Anh là một quá trình mà bạn cần phải đầu tư thời gian, công sức.
                • Tiếng Anh là một công cụ giao tiếp có ích, hỗ trợ bạn trong nghiên cứu, trong công việc...
                • Hãy để tâm lý thoải mái khi học tiếng Anh.
                • Bạn hoàn toàn có thể học giỏi tiếng Anh nếu có phương pháp phù hợp.
                • Không nhất thiết phải đến các trung tâm anh Ngữ, tốn kém nhiều tiền để học giỏi tiếng Anh. 
                • Và sau cùng là: Bạn hoàn toàn có thể làm được cái gọi là "Tôi giỏi tiếng Anh".

                Chúc các bạn thành công !
                Quốc Duy