Đang tìm...
 
Thứ Tư, 14 tháng 5, 2014
22:59 0

Giỏi tiếng Anh bằng Tai-Miệng hay giỏi tiếng Anh bằng Tay-Mắt ?

1. Liệt kê 3 trường hợp học tiếng Anh sau đây:
Bạn có thể bắt gặp nhiều người giỏi tiếng Anh. Họ có thể là người nghe, nói tiếng Anh lưu loát, phát âm chuẩn giọng như người bản xứ, đọc, viết tiếng Anh thông thạo, thậm chí nhiều người có thể nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh rất tốt nữa. Tôi không muốn đề cập đến mức độ, cấp độ sử dụng tiếng Anh của họ trong các trường hợp nêu ra bên trên, miễn sao họ có thể sử dụng ở mức giao tiếp hằng ngày hay đáp ứng nhu cầu chung của công ty như nhiều nhân viên văn phòng khác.
Tai - Miệng: với hàm ý là Listening và Speaking hay Nghe và Nói tiếng Anh giỏi.
Tay - Mắt: với hàm ý là khả năng Writing và Reading hay Viết và Đọc tiếng Anh tốt.
Tai - Miệng - Mắt - Tay: Listening - Speaking - Reading - Writing đều thông thạo.
Ai cũng muốn học tiếng Anh để có thể thông thạo cả Listening, Speaking, Reading, Writing. Tuy nhiên, trong thực tế thì tùy thuộc mục đích học cụ thể, yêu cầu công việc của từng người, cũng như quỹ thời gian, hoàn cảnh khác nhau mà nhiều người không thể thực hiện mục tiêu "Thông thạo cả 4 kỹ năng trên". Vậy ưu tiên hàng đầu là học tiếng Anh để đáp ứng yêu cầu công việc của chính bạn trước.
2. Bạn thuộc trường hợp nào ?
Mỗi trường hợp trong 3 trường hợp trên, trường hợp nào phù hợp với mục đích học tiếng Anh của bạn:
T1: Học tiếng Anh để giao tiếp. Bạn mong muốn mình có thể nghe, nói tiếng Anh lưu loát với người bản xứ, trong giao tiếp đời thường, trong công việc tại công ty bạn đang làm.
T2: Học tiếng Anh để nghiên cứu, đọc tài liệu kỹ thuật. Nhiều bạn rất giỏi trong việc đọc sách tiếng Anh chuyên ngành, đọc tài liệu trên Internet mặc dù không thể nghe hiểu hay nói tiếng Anh lưu loát, nhất là các bạn làm về kỹ thuật
T3: Học tiếng Anh để đi du học, xin học bổng hay định cư ở nước ngoài. Với trường hợp này thì đa số các bạn cần phải học thông thạo cả 4 kỹ năng Listening, Speaking, Reading, Writing, theo kiểu tiếng Anh học thuật. Một số bạn đi định cư ở nước ngoài thì quan trong nhất là Nghe - Nói tốt để có thể vượt qua vòng phỏng vấn tại đại sứ quán.

3. Học tiếng Anh để đáp ứng yêu cầu công việc, đừng quá tham lam:
Yêu cầu công việc:
Có một mục tiêu cụ thể rõ ràng bao giờ cũng dễ thực hiện hơn là suy nghĩ một cách chung chung. Đơn giản là bạn biết mình phải làm gì một cách cụ thể, trong bao lâu, tập trung tốt hơn.
Học và ứng dụng những điều mình học vào thực tiễn cuộc sống, hay cụ thể hơn là đáp ứng được yêu cầu công việc bao giờ cũng là một mục tiêu quan trọng.
Đừng quá tham lam:
Học tiếng Anh là một quá trình, cần sự kiên trì, cần thời gian rèn luyện, một phương pháp học khoa học để từng bước tiến bộ. Đừng nghĩ rằng bạn có thể giỏi tiếng Anh sau một đêm hay tập trung thời gian học nó trong 1 vài tháng.
Việc thiết lập mục tiêu quá cao vượt quá khả năng hay không phù hợp với điều kiện thực tế của bạn sẽ khiến bạn học mông lung, mất nhiều thời gian mà không hiệu quả. Hãy chia nhỏ mục tiêu lớn, nếu thấy khó vượt qua ở khả năng hiện tại, hãy chia nhỏ mục tiêu đó ra hơn nữa.

4. Lựa chọn thông minh cho mối quan hệ giữa Mục tiêu - Thời gian - Phương pháp.
Bạn đã thiết lập cho mình một mục tiêu cụ thể để học tiếng Anh.
Bạn quyết định dành ra quỹ thời gian T cho việc thực hiện mục tiêu học tiếng Anh.
Vậy để thực hiện tốt nhất mục tiêu đã đề ra trong khoảng thời gian T bạn phải làm gì, liệu còn những yếu tố nào ảnh hưởng nữa không ? Bạn cần một phương pháp học tiếng Anh một cách khoa học ?
Phương pháp học tiếng Anh khoa học có những đặc điểm như thế nào ?
- Giải quyết được mối quan hệ giữa 4 kỹ năng Listening - Speaking - Reading - Writing theo kiểu: cái nào nên học trước, cái nào nên học sau, cái nào quyết định cái nào (Cái này áp dụng triết học.. :))
- Thỏa mãn tốt nhất cả 3 mục tiêu của việc học tiếng Anh ở trên
- Trang bị cho người học một nền tảng vững chắc cho mục tiêu cao nhất là thông thạo tiếng Anh với cả 4 kỹ năng: Listening - Speaking - Reading - Writing.
- Tận dụng tốt nhất quỹ thời gian T mà bạn khó khăn lắm mới dành ra trong "Bộn bề công việc" hằng ngày.
=> Chắc là bạn đang nôn nóng muốn biết: Phương pháp học tiếng Anh đó là gì ? Tuyệt vời ! phải không các bạn ? Tôi sẽ bật mí ngay sau đây để các bạn khỏi phải tò mò nữa nhé. Tuy nhiên, xin khẳng định một điều là: Bạn cần phải kiên trì, quyết tâm thực hiện tới cùng mục tiêu thì mới mong phương pháp này phát huy hiệu quả, nếu "không" đừng mong rằng: bạn sẽ thành công đâu nhé.
* Tóm lược những ý quan trọng trong phương pháp tôi đưa ra như sau:
- Hãy học "Nghe - Listening" trước nhất, dù rằng mục tiêu của bạn là gì trong 3 mục tiêu trên.
- Bạn hoàn toàn có thể "Tích lũy vốn từ vựng tiếng Anh làm nền tảng" bằng phương pháp Nghe thay vì học theo cách viết ra giấy truyền thống. Hãy Học từ vựng theo phương pháp nghĩa tròn vẹn (full-meaning)
- Tạm quên đi sách ngữ pháp tiếng Anh, đừng học quá nhiều ngữ pháp nữa. Nó giúp bạn phân tích tiếng Anh hơn là biết cách ứng dụng tiếng Anh.
- Bạn có thể học ngữ pháp (Nói - Đọc - Viết) bằng phương pháp Nghe những video dạy ngữ pháp bằng tiếng Anh. Sẽ thú vị hơn nhiều thay vì học trong sách bằng cách "Đọc" hay học ở trường phổ thông như bạn đã từng... như tôi :).
- Bạn hoàn toàn có thể học tiếng Anh bằng chính tiếng Anh, đừng học tiếng Anh bằng tiếng mẹ đẻ nữa.
- Quy luật tự nhiên của việc học một ngôn ngữ bất kỳ sẽ theo trình tự đó là: Nghe - Nói - Đọc - Viết, giống như một đứa trẻ học ngôn ngữ vậy.
- Đừng tách biệt 4 kỹ năng Listening - Speaking - Reading - Writing trong quá trình học tiếng Anh, vì chúng có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ, có sự bổ sung qua lại lẫn nhau.
- Hãy tin rằng "Bạn hoàn toàn có thể làm được", hãy tự tin, kiên nhẫn dù bạn khởi đầu việc học tiếng Anh từ con số "0". 

Chúc bạn thành công !
Quốc Duy

0 nhận xét:

Đăng nhận xét